Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Bệnh suy giảm chức năng gan ở trẻ em


Nguyên nhân gây suy giảm chức năng gan ở trẻ


Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh thường gặp do chuyển hóa hay do nhiễm khuẩn, còn trẻ lớn hơn thường do virus, bệnh gan tự miễn hay do ngộ độc thuốc.
3. Biểu hiện lâm sàng của suy gan cấp

Phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh nhưng hầu hết trẻ suy gan cấp nhập vào khoa hồi sức cấp cứu với những biểu hiện như: hạ đường huyết, rối loạn đông máu và hội chứng não. Vàng da có thể xuất hiện muộn hơn, đặc biệt trong các trường hợp bệnh chuyển hóa.

Các biểu hiện lâm sàng xuất hiện trong vòng vài giờ đến hàng tuần. Các bệnh nhân suy gan cấp thường có tiền sử khỏe mạnh hoặc không có các biểu hiện tiền sử bệnh lý nặng nề trước đó cũng như biểu hiện của viêm gan hay ngộ độc.

4. Chẩn đoán suy gan cấp, suy giảm chức năng gan


Dựa trên những xét nghiệm đánh giá chức năng gan và đông máu. Tình trạng Bilirubine (là 1 sản phẩm phụ tự nhiên là kết quả từ sự phân hủy bình thường của các tế bào máu đỏ) trực tiếp trong máu, tăng men gan (> 10000 U/l), tăng amoniac huyết tương (> 100 U/l) và rối loạn đông máu (Prothrombine time > 40 giây).
5. Cách điều trị

Đánh giá bệnh nhân ban đầu cần thăm khám kỹ tình trạng của gan, não, tuần hoàn, hô hấp, thận và thăng bằng kiềm toan.

Các biện pháp điều trị suy gan cấp gồm kiểm soát tình trạng phù não, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn bội phụ, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn và các rối loạn chuyển hóa khác, đánh giá các yếu tố tiên lượng bệnh và cân nhắc chỉ định ghép gan cấp cứu.

Chú ý: Không có điều trị đặc hiệu cho suy gan cấp cũng như suy gan giai đoạn cuối ngoài biện pháp ghép gan, do vậy cần chú ý nguyên tắc điều trị là: hỗ trợ gan, điều trị nhiễm trùng mắc phải, phòng và điều trị các biến chứng trong khi chờ bệnh nhân hồi phục hoặc chờ ghép gan.

Điều trị cụ thể bệnh suy giảm chức năng gan


- Không cho an thần ngoại trừ khi làm thủ thuật.

- Hạn chế vận chuyển.

- Enteric precaution until infection rules out (biện pháp phòng ngừa nhồi máu ruột cho đến khi loại trừ).

- Theo dõi: tần số tim và nhịp thở; huyết áp động mạch và tĩnh mạch trung tâm; thân nhiệt, chênh lệch ngoại biên/trung tâm; quan sát các dấu hiệu thần kinh; pH (chỉ số đo) dạ dày > 5,0; cân bằng kiềm toan; điện giải đồ; PT (xét nghiệm máu để đo thời gian cho việc đông máu), aPTT ( là 1 bài kiểm tra mức độ và đánh giá).

- Cân bằng dịch: duy trì 75% nhu cầu cơ bản; truyền glucose 10 – 50%: 6 – 10 mg/kg/phút; Natri: 0,5 – 1 mEq (biểu thị số đơn vị đo lường)/kg/ngày; Kali: 2 – 4 mEq/kg/ngày; duy trì bài niệu ổn định, cho lasix (thuốc lợi tiểu)1 – 3 mg/kg tĩnh mạch, dopamin (thuốc tăng co bóp cơ tim) 2-5 mcg/kg/phút nếu có thiểu niệu; liệu pháp điều trị thận thay thế nếu có vô niệu.

- Duy trì thể tích tuần hoàn bằng dịch keo/ hoặc FFP (huyết thanh tươi đông lạnh), đảm bảo Hb (huyết sắc tố) > 10 g/dl.

- Bù các yếu tố đông máu nếu cần thiết.

- Thuốc: Vitamin K: 2 – 10 mg/kg, tĩnh mạch; kháng H2 (điều trị loét dạ dày, tá tràng); bao niêm mạch dạ dày

- Lactulose (1 loại đường có men tiêu hóa); N-acetylcystein: chất điều hòa chất nhầy (70 mg/kg mỗi 4 giờ) cho ngộ độc paracetamol (là thuốc giảm đau, hạ sốt); kháng sinh phổ rộng; kháng sinh kháng nấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét